TOEIC PART 2 : Cấu trúc và cách làm bài thi TOEIC PART 2 hiệu quả
Với TOEIC PART 2, người học sẽ được thử thách với những mẫu câu Hỏi đáp đơn giản và phần này được đánh giá ở mức tương đối dễ trong toàn bộ 100 câu nghe của TOEIC Listening. Nếu muốn đạt tổng điểm TOEIC cao như mong muốn, bạn cũng cần phải làm đúng ít nhất 60-70% số câu trong phần này.
Đặc điểm của TOEIC PART 2
Muốn làm tốt phần thi nào, bạn cần tìm hiểu rõ cấu trúc của phần thi đó. Với TOEIC Part 2, thí sinh sẽ được nghe 30 câu hỏi, ứng với mỗi câu hỏi có 3 đáp án A, B, C. Và nhiệm vụ của người học là chọn ra được một đáp án đúng nhất trả lời cho câu hỏi đó. Mỗi câu hỏi / đáp thí sinh chỉ được nghe một lần.
Nhiều thí sinh khi mới luyện thi TOEIC sẽ gặp nhiều khó khăn trong phần này do máy đọc khá nhanh và ngắn, dẫn tới tâm trạng hoang mang, chưa nghe rõ thông tin đã phải chọn đáp án. Tuy nhiên thực chất, để làm tốt phần này không phải là chuyện khó, bạn có thể áp dụng các phương pháp và mẹo làm bài dành riêng cho phần này.
Phân loại câu hỏi trong TOEIC PART 2
Dù hình thức kiểm tra của phần này nghe qua có vẻ đơn giản, nhưng thực chất có nhiều loại câu hỏi mà đề thi có thể dùng để “đánh đố” bạn
Điều đầu tiên, bạn cần nắm rõ các dạng câu hỏi sẽ xuất hiện trong phần Nghe này. Các dạng câu hỏi thường gặp bao gồm:
- Câu hỏi Wh – question (What/ Who/ When/Where/ Why/How/ Which): Với loại câu hỏi này, câu trả lời thường không rơi vào Yes / No, nên bạn có thể loại bỏ các phương án trả lời có chứa Yes / No ở ngay đầu câu.
- Câu hỏi Yes/No Question: Tất nhiên đối với các dạng câu hỏi này, câu trả lời thường là Yes, No, hay Sure, Of course… Nhưng bạn cũng không nên chủ quan vì nhiều khi câu trả lời Yes / No sẽ xuất hiện cũng lúc trong đáp án mà đáp án đúng lại là một đáp án thứ 3 không chứa 2 từ này.
- Câu hỏi lựa chọn (Would you like…?/ Which do you prefer…?/ Would you rather…?): Với dạng câu hỏi này bạn có thể loại trừ các đáp án Yes / No và cố gắng nghe các mệnh đề còn lại.
- Các loại câu hỏi khác: Ngoài các kiểu câu hỏi đặc biệt mà bạn có thể loại trừ hoặc xác nhận các đáp án dễ dàng, đề thi TOEIC cũng đưa ra một số loại câu hỏi mà người học buộc phải nghe được đáp án và suy nghĩ để chọn câu trả lời đúng. Lúc này, bạn cần phải vận dụng các kĩ năng và kiến thức thực sự, không chỉ phụ thuộc vào các tips và bí quyết tránh bẫy.
Cách làm bài TOEIC PART 2 đúng và chính xác
Để làm bài TOEIC PART 2 tốt hơn, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau khi ôn luyện:
-Xác định từ khóa chính trong câu hỏi: Mỗi khi luyện tập Part 2 TOEIC, điều đầu tiên bạn cần làm là xác định từ khóa chính trong câu hỏi. Câu hỏi này nói về vấn đề gì, sự vật hay sự việc gì, từ đó bạn tiếp tục nghe và tìm kiếm yếu tố này trong câu trả lời sẽ dễ dàng tiếp cận hơn với đáp án đúng.
-Nghe kĩ phần đầu câu hỏi, từ dùng để hỏi: Phần đầu của câu hỏi cực kì quan trọng nếu nó bắt đầu bằng những từ nghi vấn như Who, What, Why, When, How… Những từ hỏi này giúp bạn xác định câu trả lời đúng sẽ thường bắt đầu bằng các từ nào, trả lời cho câu hỏi nào.
-Quy tắc đồng âm: Thông thường, trong toeic part 2, các câu trả lời có cách phát âm giống nhau hoặc giống với cách phát âm trong câu hỏi không phải là câu trả lời đúng. Đề thi TOEIC đưa các yếu tố này vào nhằm đánh lùa thí sinh nghĩ rằng câu hỏi, đáp án liên quan với nhau khi cùng xuất hiện một sự vật, sự việc. Thực chất, đó thường là hai từ hoàn toàn khác nhau và hay khiến bạn nghe lầm chỉ vì sự đồng âm của nó.
-Liên hệ từ khóa cần tìm được trong câu hỏi với các câu trả lời: Không phải chỉ nghe được câu hỏi là chắc chắn bạn chọn ngay được câu trả lời đúng. Bạn cần chú tâm nhận ra sự liên hệ giữa câu hỏi và câu trả lời. Điều này không dễ nhưng nó có thể được rèn luyện vaf quen dần trong quá trình ôn luyện của bạn.
-Một dạng câu hỏi có nhiều cách trả lời khác nhau: Ví dụ câu hỏi bắt đầu bằng “What time…” nhưng chưa chắc trả lời là một cụm từ chỉ thời gian.
Với TOEIC Part 2, bạn có thể rèn luyện kĩ năng nghe chi tiết từng loại câu hỏi một, sau đó kết hợp các yếu tố bẫy, các phương pháp loại trừ đã được hướng dẫn trong phần này để có thể đạt được số câu đúng nhiều nhất.
NHI PHẠM