TOEIC PART 6 : Cấu trúc và cách làm bài thi TOEIC PART 6 hiệu quả
TOEIC PART 6 – Text Completion là phần thi chiếm số câu không nhiều trong Reading TOEIC nhưng lại tương đối khó và dễ đánh bẫy thí sinh. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn một số phương pháp làm tốt phần này!
Nội dung TOEIC PART 6
Part 6 của đề thi TOEIC có tổng cộng 12 câu trắc nghiệm, được chia làm 4 đoạn văn, mỗi đoạn sẽ có 3 vị trí trống, và nhiệm vụ của người học là chọn đáp án đúng để điền vào ô trống đó. Tương ứng với mỗi chỗ trống thí sinh sẽ có 4 đáp án để lựa chọn.
Phần thi này cũng nhắm vào kiểm tra kiến thức ngữ pháp và từ vựng của thí sinh. Tuy nhiên vì gắn vào đoạn văn hoàn chỉnh nên người học còn cần phải căn cứ theo ngữ cảnh và nội dung của toàn đoạn văn để chọn ra đáp án đúng. Đây chính là một trong các thách thức mà TOEIC PART 6 mang lại.
Loại đoạn văn thường gặp trong TOEIC PART 6
Một điểm để người dùng có thể nắm bắt và hiểu phần thi này chính là giới hạn nội dung và hình thức đoạn văn thường xuất hiện trong TOEIC PART 6. Các loại đoạn văn thường xuất hiện trong phần này bao gồm:
Notices (Thông báo): Cung cấp thông tin về sự kiện sắp diễn ra.
Letters (Thư từ): Dạng này thường hay xuất hiện, thường hay sử dụng cho việc giao tiếp giữa hai đơn vị, bộ phận hoặc con người (Ví dụ giữa công ty và khách hàng hay các nhân viên trao đổi thông tin với nhau)
Instructions (Hướng dẫn): Cung cấp thông tin cách sử dụng sản phẩm hay dịch vụ (Ví dụ như “hướng dẫn chính sách đổi trả hàng”, “Cách sử dụng sản phẩm A đúng cách…”)
Articles (Bài báo): các bài báo gồm các thông tin về tài chính, nghiên cứu hay những bản tin liên quan đến một lĩnh vực cụ thể nào đó.
Ads (Quảng cáo): Nội dung là đoạn quảng cáo ngắn về một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó. Hãy tập trung vào khuyến mãi discount đủ kiểu rồi đặc tính của sản phẩm…
E-mail: Email hay sử dụng trong công ty, dùng để giao tiếp giữa đồng nghiêp với nhau
Memorandum (Các thông báo nội bộ): Dạng thông báo nội bộ thường sử dụng để gửi đến nhiều nhân viên trong cùng 1 công ty. Thường là cung cấp các thông tin liên quan đến các vấn đề xảy ra trong văn phòng như Thay đổi chính sách, Thông báo quy định mới, Thông báo về việc thăng chức hay giới thiệu nhân viên mới…
Cách làm TOEIC PART 6 hiệu quả
Với các nội dung đề thi như trên, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để làm bài hiệu quả:
- Không cần phải đọc hết từng chữ trong bài văn
Theo phân tích của ETS và căn cứ vào các bài thi gần đây, bạn vẫn có thể trả lời câu hỏi đúng mà không cần phải đọc hết cả bài. Có những câu hỏi bạn chỉ cần đọc hiểu được nội dung của câu trước và sau chỗ trống là có thể trả lời được.
Ngoài ra, với các câu hỏi liên quan đến từ vựng, bạn cũng không cần phải hiểu hết tất cả từ vựng trong cả bài, chỉ cần hiểu đoạn văn chung quanh chỗ trống là có thể đoán được đáp án đúng.
- Câu hỏi ngữ pháp tập trung ở các điểm ngữ pháp cơ bản
Nếu có gặp các câu hỏi thiên về ngữ pháp, hãy chú ý rằng câu hỏi ngữ pháp chỉ tập trung vào các điểm ngữ pháp cơ bản, không quá “cao siêu” nên bạn cứ vận dụng những kiến thức ngữ pháp cơ bản nhất để làm phần này.
Đặc biệt, các câu hỏi ngữ pháp về động từ chiếm tỷ lệ cao nhất. Để làm tốt câu hỏi này, bạn nên tìm hiểu chính xác cách dùng thì, sự phù hợp về số và hình thái. Khi trả lời câu hỏi, bạn nên sử dụng phương pháp loại suy để tiết kiệm thời gian và đạt được độ chính xác cao hơn.
- Luyện thi TOEIC Part 5 nhiều để làm tốt Part 6
Không có cách nào cụ thể để chuẩn bị cho Part 6. Tuy vậy, nếu bạn làm tốt Part 5, bạn cũng sẽ đạt hiệu quả cao ở Part 6 vì yêu cầu và dạng câu hỏi của 2 phần này có nhiều điểm tương đồng với nhau.
- Chú ý đến các câu hỏi từ vựng
Ở Part 6 trong bài thi TOEIC cũ, hầu như không có câu hỏi từ vựng, nhưng trong bài thi TOEIC các năm gần đây, số lượng câu hỏi từ vựng đã tăng lên 70 – 80% trong TOEIC PART 6 nói riêng và toàn bộ bài thi nói chung. Vậy để chuẩn bị tốt cho dạng câu hỏi này, bạn nên luyện đọc nhiều, ghi nhớ các lựa chọn trả lời và từ vựng thường xuyên xuất hiện nhằm tích lũy cho bản thân vốn từ vựng để có thể đạt hiểu quả cao nhất khi gặp dạng câu hỏi này trong bài thi TOEIC thực tế.
NHI PHẠM