I. ĐỊNH NGHĨA
Liên từ là từ vựng sử dụng để liên kết 2 từ, cụm từ hoặc mệnh đề lại với nhau. Trong tiếng Anh có 3 loại liên từ: Coordinating Conjunctions (liên từ kết hợp), Correlative Conjunctions (liên từ tương quan)và Subordinating Conjunctions (liên từ phụ thuộc).
Dưới đây là bảng các liên từ trong tiếng Anh:
and but or nor for yet so |
either...or neither...nor not only...but also both...and whether...or as … as such … that scarcely…when no sooner … than rather… than |
after before although though even though as much as as long as as soon as because since so that in cas ein the event that |
in order that so if lest even if that unless until when where whether while |
II. PHÂN LOẠI
1. Coordinating Conjunctions
Liên từ kết hợp được sử dụng để kết nối hai (hoặc nhiều hơn) đơn vị từ tương đương nhau (ví dụ: kết nối 2 từ vựng, 2 cụm từ hoặc 2 mệnh đề trong câu).
Ví dụ: I like watching sports and listening to music.
I didn’t have enough money so I didn’t buy that car.
* Mẹo giúp nhớ các liên từ kết hợp: FANBOYS (F – for, A – and, N – nor, B – but, O – or, Y – yet, S – so)
- FOR: giải thích lý do hoặc mục đích (dùng giống because)
Ví dụ: I do morning exercise every day, for I want to keep fit.
* Lưu ý: khi hoạt động như một liên từ, for chỉ đứng ở giữa câu, sau for phải sử dụng một mệnh đề và trước for phải có dấu phẩy (,)
- AND: thêm / bổ sung một thứ vào một thứ khác
Ví dụ: I do morning exercise every day to keep fit and relax.
- NOR: dùng để bổ sung một ý phủ định vào ý phủ định đã được nêu trước đó.
Ví dụ: I don’t like listening to music nor playing sports. I’m just keen on reading.
- BUT: dùng để diễn tả sự đối lập, ngược nghĩa
Ví dụ: He works quickly but accurately.
- OR: dùng để trình bày thêm một lựa chọn khác.
Ví dụ: You can play games or watch TV.
- YET: dùng để giới thiệu một ý ngược lại so với ý trước đó (tương tự but)
Ví dụ: I took a book with me on my holiday, yet I didn’t read a single page.
- SO: dùng để nói về một kết quả hoặc một ảnh hưởng của hành động/sự việc được nhắc đến trước đó.
Ví dụ: I’ve started dating one soccer player, so now I can watch the game each week.
* Nguyên tắc dùng dấu phẩy (,) với liên từ kết hợp:
- Nếu liên từ kết hợp được dùng để liên kết 2 mệnh đề độc lập (mệnh đề có thể đứng riêng như một câu) thì giữa hai mệnh đề phải sử dụng dấu phẩy (,). Nếu liên từ được dùng để kết nối 2 cụm từ (câu không hoàn chỉnh) hoặc từ (ví dụ trong danh sách liệt kê) thì không cần dùng dấu phẩy (,).
Ví dụ: + I took a book with me on my holiday, yet I didn’t read a single page. (I took a book with me on my holiday và I didn’t read a single page là mệnh đề độc lập à phải có dấu phẩy)
+ I do morning exercise every day to keep fit and relax. (keep fit và relax không phải mệnh đề độc lập à không phải có dấu phẩy)
- Khi liệt kê từ 3 đơn vị trở lên, ta dùng dấu phẩy ở giữa các đơn vị trước; với đơn vị cuối cùng ta có thể dùng hoặc không dùng dấu phẩy.
Ví dụ: Many fruits are good for your eyes, such as carrots, oranges, tomatoes (,) and mango.
2. Correlative Conjunctions
Liên từ tương quan được sử dụng để kết nối 2 đơn vị từ với nhau và luôn đi thành cặp không thể tách rời.
Ví dụ: He’s not only affluent but also good-looking.
- EITHER … OR: dùng để diễn tả sự lựa chọn: hoặc là cái này, hoặc là cái kia.
Ví dụ: I want either the pizza or the sandwich.
- NEITHER … NOR: dùng để diễn tả phủ định kép: không cái này cũng không cái kia.
Ví dụ: I want neither the pizza nor the sandwich. I’ll just need some biscuits.
- BOTH … AND: dùng để diễn tả lựa chọn kép: cả cái này lẫn cả cái kia.
Ví dụ: I want both the pizza and the sandwich. I’m very hungry now.
- NOT ONLY … BUT ALSO: dùng để diễn tả lựa chọn kép: không những cái này mà cả cái kia
Ví dụ: I’ll eat them both: not only the pizza but also the sandwich
* Lưu ý: trong cấu trúc với neither…nor và either…or, động từ chia theo chủ ngữ gần nhất còn trong cấu trúc với both…and và not only …but also, động từ chia theo chủ ngữ kép (là cả 2 danh từ trước đó.)
Ví dụ: Neither my mother nor I am going to attend his party.
Both my mother and I are going to attend his party. (both my mother and I = We)
- WHETHER … OR: dùng để diễn tả nghi vấn giữa 2 đối tượng: liệu cái này hay cái kia.
Ví dụ: I didn’t know whether you’d want the pizza or the sandwich, so I got you both.
- AS …AS: dùng để so sánh ngang bằng: bằng, như
Ví dụ: Bowling isn’t as fun as skeet shooting.
- SUCH… THAT / SO … THAT: dùng để diễn tả quan hệ nhân – quả: quá đến nỗi mà
Ví dụ: The boy has such a good voice that he can easily capture everyone’s attention.
His voice is so good that he can easily capture everyone’s attention.
- SCARECELY … WHEN / NO SOONER … THAN: dùng để diễn tả quan hệ thời gian: ngay khi
Ví dụ: I had scarcely walked in the door when I got the call and had to run right to my office.
He had no sooner came than he decided to leave.
- RATHER … THAN : dùng để diễn tả lựa chọn: hơn là, thay vì
Ví dụ: She’d rather play the drums than sing.
3. Subordinating Conjunctions
Liên từ phụ thuộc được sử dụng để bắt đầu mệnh đề phụ thuộc, gắn kết mệnh đề này vào mệnh đề chính trong câu. Mệnh đề phụ thuộc có thể đứng trước hoặc đứng sau mệnh đề chính nhưng phải luôn được bắt đầu bằng liên từ phụ thuộc.
Ví dụ: Although I studied hard, I couldn’t pass the exam.
- AFTER / BEFORE: dùng để diễn tả thời gian, một việc xảy ra sau/trước một việc khác – sau / trước khi
Ví dụ: He watches TV after he finishes his work.
- ALTHOUGH / THOUGH / EVEN THOUGH: dùng để biểu thị hai hành động trái ngược nhau về mặt logic – mặc dù
Ví dụ: Although he is very old, he goes jogging every morning.
* Lưu ý: although / though / even though dùng với mệnh đề, ngoài ra còn có thể dùng despite và in spite of + phrase, despite the fact that và in spite of the fact that + clause để diễn đạt ý tương đương
Ví dụ: Despite his old age, he goes jogging every morning.
- AS: dùng để diễn tả hai hành động cùng xảy ra – khi; hoặc diễn tả nguyên nhân – bởi vì
Ví dụ: I saw him hand in hand with a beautiful girl as I was walking downtown. (= when)
As this is the first time you are here, let me take you around (= because)
- AS LONG AS: dùng để diễn tả điều kiện –chừng nào mà, miễn là
Ví dụ: “I don’t care who you are, where you’re from, don’t care what you did as long as you love me” (Backstreet boys)
- AS SOON AS: dùng để diễn tả quan hệ thời gian – ngay khi mà
Ví dụ: As soon as the teacher arrived, they started their lesson.
- BECAUSE / SINCE: dùng để diễn tả nguyên nhân, lý do – bởi vì
Ví dụ: I didn’t go to school today because it rained so heavily.
* Lưu ý: because / since dùng với mệnh đề, ngoài ra có thể dùng because of / due to + phrase để diễn đạt ý tương đương.
Ví dụ: I didn’t go to school today because of the heavy rain.
- EVEN IF: dùng để diễn tả điều kiện giả định mạnh –kể cả khi
Ví dụ: “Even if the sky is falling down, you’ll be my only” (Jay Sean).
- IF / UNLESS: dùng để diễn tả điều kiện – nếu / nếu không
Ví dụ: The crop will die unless it rains soon.
- ONCE: dùng để diễn tả ràng buộc về thời gian – một khi
Ví dụ: Once you’ve tried it, you cannot stop.
- NOW THAT: dùng để diễn tả quan hệ nhân quả theo thời gian – vì giờ đây
Ví dụ: Baby, now that I’ve found you, I won’t let you go.
- SO THAT / IN ORDER THAT: dùng để diễn tả mục đích – để
Ví dụ: We left early so that we wouldn’t be caught in the traffic jam.
- UNTIL: dùng để diễn tả quan hệ thời gian, thường dùng với câu phủ định – cho đến khi
Ví dụ: He didn’t come home until 2.00 a.m. yesterday.
- WHEN: dùng để diễn tả quan hệ thời gian – khi
Ví dụ: When she cries, I just can’t think!
- WHERE: dùng để diễn tả quan hệ về địa điểm – nơi
Ví dụ: I come back to where I was born.
- WHILE: dùng để diễn tả quan hệ thời gian – trong khi; hoặc sự ngược nghĩa giữa 2 mệnh đề - nhưng (= WHEREAS)
Ví dụ: I was washing the dishes while my sister was cleaning the floor.
The rich may be lonely while the poor can be happy
- IN CASE / IN THE EVENT THAT: dùng để diễn tả giả định về một hành động có thể xảy ra trong tương lai – trong trường hợp, phòng khi.
Ví dụ: In case it will rain, please take an umbrella when you go out.
* Nguyên tắc dùng dấu phẩy (,) với liên từ phụ thuộc:
Nếu mệnh đề phụ thuộc đứng trước mệnh đề độc lập thì giữa hai mệnh đề phải sử dụng dấu phẩy. Tuy nhiên khi mệnh đề độc lập đứng trước thì không cần có dấu phẩy giữa hai mệnh đề.
* Phân biệt liên từ phụ thuộc và đại từ quan hệ:
Một số từ khác cũng được sử dụng để mở đầu cho mệnh đề phụ thuộc – những từ này được gọi là đại từ quan hệ (relative pronouns). Mặc dù đại từ quan hệ có hình thức và chức năng khá giống liên từ phụ thuộc nhưng hai loại từ này khác nhau. Các đại từ quan hệ gốc gồm ‘that’, ‘who’ và ‘which’ và chúng khác liên từ phụ thuộc ở điểm đại từ quan hệ có thể làm chủ ngữ của mệnh đề phụ thuộc trong khi liên từ phụ thuộc không thể đóng chức năng chủ ngữ trong mệnh đề. Liên từ phụ thuộc được theo sau bởi chủ ngữ của mệnh đề.
Ví dụ: John is the guy who invited us for dinner last night. (who: subject).
We talked about music and movies while we ate. (while: not subject).
Bình luận (0)